Searching...
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

Viêm VA là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh viêm V.A thường gặp ở trẻ em, và cá biệt có thể thấy ở người lớn. (V.A) sẽ làm cản trở đường thở không khí và một số bộ phận lân cận của trẻ nếu không được điều trị và giải quyết dứt điểm bệnh rất dễ tái phát, dễ gây biến chứng và một số trường hợp để lại di chứng khó khắc phục khi trẻ lớn lên. Vậy viêm V.A là gì? Có biến chứng ra sao? Các bạn hãy cùng các chuyên gia tai mũi họng Phòng Khám tai mũi họng 168 Hà Nội tìm hiểu những kiến thức hữu ích này trong nội dung bài viết sau đây.

Viêm VA là gì?
V.A là tổ chức lympho bình thường bao gồm nhiều tế bào bạch cầu. Ở họng có nhiều tổ chức lympho rải rác khắp niêm mạc hoặc tập trung thành từng khối ở mặt trước của họng gọi là vòng Waldeyer trong đó có amidan vòi và amidan vòm họng. V.A nằm ở nóc vòm, sau cửa mũi sau. Khi hít vào không khí sẽ vào mũi, đi qua V.A rồi vào khí quản và phổi.

Hình ảnh mang tính chất minh họa
Cấu trúc V.A trên cơ thể trẻ em
Mọi đứa trẻ khi sinh ra đều đã có V.A và nó phát triển đến cao độ vào khoảng 2 – 6 tuổi rồi teo dần đi. Trong một số trường hợp cá biệt, tổ chức này vẫn có thể thấy ở người trưởng thành.
Khi tổ chức này bị viêm và quá phát thì nó biến thành những khối to gọi là viêm V.A, hay còn gọi là: Viêm sùi vòm, viêm họng mũi, viêm amidan vòm. Ở Việt Nam, theo ước tính, tỷ lệ trẻ bị viêm V.A chiếm khoảng 30% trẻ em, lứa tuổi nhiều nhất là 2 – 5 tuổi.

Một số biến chứng nguy hiểm từ viêm V.A
Nếu khối V.A quá to khiến trẻ bị ho, biến chứng viêm phế quản, nhất là dạng viêm phế quản co thắt ở một số trẻ.
Viêm phế quản xuất hiện cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và nếu trẻ bị hen phế quản thì sẽ làm cho cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn.
Viêm tai giữa, viêm đường tiêu hoá, áp xe thành sau họng, nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes) thì có thể gây viêm khớp hoặc viêm cầu thận cấp. Biến chứng của viêm V.A mạn tính có thể làm biến dạng lồng ngực, lưng (cong, gù).

Một trong những biến chứng của viêm V.A là trẻ có thể bị hen suyễn
Viêm V.A cũng là một trong các nguyên nhân chính gây viêm amidan ở trẻ đã có amidan.
Khi trẻ bị viêm V.A cần được bác sỹ chuyên khoa tai, mũi, họng khám chữa kịp thời. Phụ huynh không nên tự chẩn đoán bệnh và cho trẻ sử dụng bất cứ loại kháng sinh nào.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Back to top!