Viêm V.A cũng là một trong các nguyên nhân chính gây viêm
amidan ở trẻ đã có amidan. Viêm amidan cũng có thể cấp tính và mạn tính. Viêm
amidan cấp tính do biến chứng của VA sẽ làm cho trẻ sốt cao, đau họng, nuốt vướng.
Bệnh viêm V.A để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
của trẻ. Khi phát hiện ra mình trẻ có dấu hiệu của bệnh nên đưa trẻ đi kiểm tra
để được điều trị kịp thời.
– Khi bị viêm V.A dù ít, dù nhiều cũng làm ảnh hưởng đến đường
thở của trẻ do V.A bị viêm sưng tấy, to ra gây cản trở lưu thông không khí từ
đó làm cho não bộ thiếu dưỡng khí (oxy). Trẻ khó thở và phải thở bằng đường miệng
khi ngủ sẽ làm cho biến dạng một số bộ phận như da xanh, răng bị vẩu, mọc lệch,
môi trên bị kéo xệch lên, môi dưới thõng xống làm cho bộ mặt trẻ của trẻ thay đổi.
Người ta thường nói trẻ có bộ mặt V.A bởi vì khi trẻ bị viêm V.A mạn tính (V.A
quá phát) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của mũi (vì trẻ thở bằng mồm) cho
nên làm cho chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm trên phát triển kém, răng hàm
trên mọc lệch, cằm của trẻ bị nhô ra và to hơn.
Hình ảnh mang tính minh họa
– Khi bị viêm V.A trẻ cũng có thể bị biến chứng thành một số
bệnh khác nặng hơn, nguy hiểm hơn. Đó là viêm phế quản. Viêm phế quản xảy ra chỉ
sau vài ngày bị viêm V.A cấp, trẻ vẫn sốt tiếp tục, sốt cao, ho nhiều hơn, khó
thở, môi tím, cánh mũi phập phồng. Viêm phế quản do biến chứng của viêm V.A rất
nguy hiểm cho trẻ nhưng dễ bỏ sót bởi vì người nhà của trẻ cứ tưởng trẻ chỉ
viêm V.A thôi. Vì vậy, cần hết sức cảnh giác để nhanh chóng cho trẻ đi khám bệnh.
Xem thêm: triệu chứng viêm xoang mũi
– Viêm V.A cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa cấp tính. Nếu
là biến chứng của viêm V.A cấp thì thường trẻ bị viêm tai giữa cấp tính có mủ.
Trẻ sốt cao, quấy khóc nhiều do đau nhức trong tai, một số trẻ có thể có tiêu
chảy. Tiêu chảy ở đây không phải là do trẻ nuốt phải mủ của V.A viêm mà do phản
xạ thần kinh gây kích thích nhu động ruột, làm tăng nhu động ruột và làm cho trẻ
bị tiêu chảy (khi hết viêm tai giữa thì trẻ cũng hết tiêu chảy). Viêm tai giữa
cấp có thể có mủ chảy ra. Đối với viêm V.A mạn tính, kéo dài có thể đưa đến
viêm tai giữa thanh dịch, dịch chảy ra trong hơn. Trẻ sốt nhẹ và loại viêm tai
giữa thanh dịch cũng ít gây nguy hiểm hơn là viêm tai giữa cấp tính có mủ.
-Ngoài ra, khi trẻ bị viêm V.A có thể làm viêm thanh quản cấp
hoặc mạn tính làm cho trẻ sốt tăng lên (cấp tính), giọng nói khàn (có khi mất
tiếng).
Khi nào nên nạo V.A?
Tuy V.A có chức năng như đã nói ở trên nhưng không phải là
cơ quan duy nhất thực hiện chức năng này. Mặt khác, khi V.A đã bị bệnh, viêm đi
viêm lại nhiều lần thì nó cũng không còn khả năng để thực thi chức năng của
mình nữa, V.A bị quá phát sẽ làm bít tắc lỗ mũi sau, cản trở đường thở bằng
mũi, làm ứ đọng dịch và mủ ở mũi. Những hiện tượng này gây ra rất nhiều hậu quả
tai hại cho trẻ: thiếu oxy não, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.
Bản thân một V.A bị viêm nhiễm nhiều còn là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn
gây bệnh, để rồi từ đó gây ra các viêm nhiễm ở các khu vực lân cận như: mũi,
xoang, họng, tai giữa, phế quản…
Xem thêm: chữa bệnh viêm xoang mũi
Các chỉ định nạo V.A bao gồm:
– Viêm V.A tái đi tái lại nhiều lần trong năm: nhiều hơn 5 lần/1
năm.
– V.A bị quá phát gây bít tắc cửa mũi sau (phát hiện qua nội
soi).
– Viêm V.A đã gây biến chứng.
Nạo V.A là một thủ thuật khá đơn giản, có thể được thực hiện
dưới gây mê hoặc gây tê tại chỗ, thủ thuật chỉ diễn ra trong vòng vài phút và bệnh
nhi có thể về nhà sau đó chừng nửa giờ. Trẻ sau nạo V.A có thể ăn uống bình thường,
không cần kiêng nói.
Viêm V.A có những biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh có thể
phòng ngừa được nếu như chúng ta biết giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ, thường
xuyên nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý có tác dụng vệ sinh mũi
họng tốt. Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm mũi họng hay viêm V.A.
Trên đây là bài viết tổng quan của các bác sỹ chuyên khoa Phòng
Khám tai mũi họng 168 Hà Nội - Địa chỉ khám tai mũi họng Hà Nội . Nếu bạn còn điều gì thắc mắc hãy gọi
điện cho chúng tôi để được tư vấn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét